top of page

Thu nhập từ hoạt động cho vay của Ngân Hàng Thương Mại


Do là đặc thù ngành kinh doanh tiền tệ nên cấu trúc BCTC của ngân hang sẽ có sự khác biệt với các doanh nghiệp sản xuất thông thường. Lợi nhuận của ngân hàng thường tới từ nhiều nguồn, trong đó, những nguồn thu nhập chính bao gồm (i) thu nhập từ hoạt động cho vay, (ii) thu nhập từ hoạt động dịch vụ, (iii) thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và mua bán chứng khoán, (iv) thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần. Cơ cấu thu nhập sẽ khác nhau cho mỗi ngân hàng và theo từng thời kỳ, tuy nhiên, do các ngân hàng ở Việt Nam phần lớn là ngân hàng thương mại với hoạt động kinh doanh chủ yếu là nhận tiền gửi và cho vay nên thu nhập từ hoạt động cho vay sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất, quyết định tới lợi nhuận cuối cùng của ngân hàng.


Nhà đầu tư cần nắm vững bản chất các nguồn thu của ngân hàng để có cơ sở đánh giá đúng năng lực hoạt động và tiềm năng phát triển của ngân hàng.


Thu nhập từ hoạt động cho vay

Bản chất thu nhập từ hoạt động cho vay của ngân hàng tới từ việc huy động nguồn tiền gửi nhàn rỗi từ nền kinh tế (cá nhân, tổ chức) và cho vay lại trên thị trường với lãi suất cao hơn. Khoản mục “Thu nhập lãi thuần” trên Báo cáo KQHĐKD cho thấy khoản lãi của ngân hàng thu được sau khi đã trừ đi chi phí huy động tiền gửi (chưa trừ đi các chi phí hoa hồng cho nhân viên tín dụng). Để đánh giá hoạt động cho vay của ngân hàng, nhà đầu tư cần chú ý vào 2 yếu tố (i) giá vốn huy động đầu vào, (ii) chất lượng cho vay ra và (iii) hiệu quả sinh lời.


Giá vốn huy động đầu vào phụ thuộc vào cơ cấu nguồn vốn huy động của từng ngân hàng. Một NHTM thông thường sẽ có 3 nguồn huy động chính:

  • Tiền gửi của khách hàng (đặc biệt là tiền gửi không kỳ hạn - CASA): là nguồn huy động quan trọng nhất do tính ổn định và chi phí huy động rẻ của nó.

  • Tiền gửi và vay của các tổ chức tín dụng khác: đây là nguồn vốn ngắn hạn, không ổn định, phụ thuộc nhiều vào biến động lãi suất trên thị trường liên ngân hàng.

  • Huy động từ phát hành giấy tờ có giá: đây là nguồn vốn có chi phí cao và không thường xuyên của ngân hàng.

Chất lượng cho vay ra: thuyết minh BCTC của ngân hàng có thể hiện chất lượng cho vay ra theo cơ cấu nợ từ nhóm 1-5, trong đó nợ xấu được tính từ nhóm 3-5, đặc biệt, nợ nhóm 5 là nợ có khả năng mất vốn.

Bên cạnh việc tính toán tỷ lệ nợ xấu, nhà đầu tư cũng cần chú ý tới tỷ lệ dự phòng cho vay khách hàng. Việc trích lập dự phòng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận trong kỳ của ngân hàng. Do vậy, một ngân hàng báo lãi lớn trong kỳ nhưng có tỷ lệ trích lập dự phòng thấp hoặc không đủ sẽ dẫn tới nguy cơ xói mòn lợi nhuận trong tương lai do phải trích lập thêm ở những năm sau. Ngược lại, một ngân hàng có tỷ lệ trích lập dự phòng cao (ví dụ VCB có tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu nội bảng đạt mức cao nhất hệ thống là xấp xỉ 370%, tương đương với việc 1 đồng nợ xấu đang được dự phòng bởi gần 4 đồng) sẽ có cơ hội hoàn nhập dự phòng và tăng trưởng lợi nhuận cao trong tương lai.

Hiệu quả sinh lời: hiệu quả sinh lời từ hoạt động cho vay của ngân hàng được thể hiện rõ nhất ở tăng trưởng khoản mục “Thu nhập lãi thuần” trên BCKQHDDKD.


Việc thu nhập lãi thuần tăng trưởng ổn định, kết hợp với một tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu và CASA cao sẽ là dấu hiệu cho một ngân hàng hoạt động cơ bản tốt và đáng để đầu tư giá trị.

21 views0 comments

Comments


Alphabia banner 1 - KTGD - small size.jpg

Đăng ký ngay hôm nay

Alphabia banner 3 - size banner.jpg

TẠO TÀI KHOẢN NGAY HÔM NAY

ALPHABIA

Alphabia Vietnam

41 Đông Du, P. Bến Nghé, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh

  • mail_icon_128820
  • Facebook
  • LinkedIn
  • Twitter
  • YouTube

COPYRIGHT © 2021 BY ALPHABIA. ALL RIGHT RESERVED.

bottom of page