top of page

Chuỗi giá trị ngành và cách định giá ngành Logistics



3. Chuỗi giá trị ngành Logistics

Ngành logistics bao gồm 3 hoạt động chính là Cảng biển, Giao nhận và Kho bãi. Trước nhất ở kỳ này, chúng tôi sẽ bàn đến hoạt động Vận chuyển cảng biển.

Vận chuyển cảng biển

Đặc điểm ngành cảng biển Việt Nam

Ngành kinh tế biển nói chung và cảng biển Việt Nam nói riêng có lợi thế rất lớn về địa lý khi Việt Nam sở hữu hơn ba nghìn km đường bờ biển, cùng vị trí cảng phần lớn đều liên kết với hệ thống hạ tầng kinh tế trong đất liền. Cảng biển càng gần vùng dân cư và vùng kinh tế càng có lợi, thậm chí vùng kinh tế còn đi theo vị trí cảng.

Hiện nay, do dịch bênh COVID làm nhiều tuyến đường bộ và đường hàng không tê liệt, dẫn đến gánh nặng logistics dồn lên cảng biển. Đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội tăng chi phí vận chuyển do sản lượng thông quan tăng mạnh.

Vận tải cảng biển mang đặc tính của một ngành dịch vụ đặc thù, cả chi phí cố định và thâm dụng lao động đều cực lớn. Vì thế, chi phí chính của ngành cảng biển đến từ khấu hao tài sản cố định và chi phí nhân công. Ngoài ra, các chi phí khác như xăng dầu, bảo trì, v.v. chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ.

Lao động là yếu tố đầu vào quan trọng trong ngành cảng biển. Chi phí nhân công chiếm hơn 50% chi phí hoạt động của cảng. Tỷ trọng chi phí nhân công trong tổng chi phí chiếm 15-20% đối với các cảng hàng container, 40-75% đối với cảng tổng hợp và 50-70% đối với các cảng hàng rời. Số lượng lao động phụ thuộc vào lưu lượng giao thông tại cảng. Lưu lượng giao thông tại cảng thường phụ thuộc thời điểm thu hoạch các sản phẩm hàng hóa như ngũ cốc, hoa quả… đặc biệt tại các cảng hàng khô. Đối với các cảng container, nhu cầu lao động tương đối ổn định và dễ dự đoán hơn. Vào những mùa cao điểm, lưu lượng tàu ra vào cảng nhiều, các công nhân tại cảng phải làm thêm giờ, hoặc các nhà khai thác cảng sẽ thuê thêm các nguồn lao động tạm thời. Do tính không thường xuyên đối với nhu cầu lao động, nên biến phí chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí hoạt động tại cảng (thường chiếm 50-60%).

Phân loại cảng biển

Các cảng hường được phân loại thành 3 loại chính:

  1. Cảng hạ nguồn

  2. Cảng trung nguồn

  3. Cảng thượng nguồn

Cảng hạ nguồn có tiềm năng hơn cả so với cảng trung và thượng nguồn. Hiện nay các hãng tàu lớn liên tục sản xuất tàu trung chuyển của họ với kích thước lớn hơn để cắt giảm chi phí trên mỗi container. Điều này đồng nghĩa với việc phần mớn nước (phần thuyền chìm trong nước) và chiều dài của tàu sẽ được tăng lên. Hầu như chỉ có các cảng hạ nguồn đáp ứng được điều này do lợi thế về luồng nước sâu và vũng quay tàu.

Cảng trung nguồn sở hữu động lực tăng trưởng sản lượng mạnh mẽ từ xu hướng của thị trường chung do phần lớn hàng hoá xuất nhập khẩu trong khu vực nằm tại các tuyến vận tải đến các nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc thường sử dụng tàu container cỡ vừa.

Các cảng thượng nguồn hầu như không có lợi thế cạnh tranh, đang mất dần thị phần và phải chuyển đổi công năng qua các hoạt động khác như vận chuyển hàng rời. Các hãng tàu lớn, như đã đề cập phía trên, sẽ chọn các cảng có đủ khả năng phục vụ tàu của họ. Do nhiều cảng thượng nguồn đã cũ, độ sâu và chiều dài bến không thể đáp ứng được các tiêu chí của hãng, khiến các tàu lớn không thể tiếp cận cảng và phải đi về các cảng hạ nguồn.

Các yếu tố ảnh hướng đến doanh nghiệp ngành cảng biển Việt Nam

· Mô hình hoạt động

Mô hình hoạt động của các doanh nghiệp cảng biển tương đối đơn giản, bao gồm xây dựng cơ sở vật chất cảng biển và khai thác bằng cách thu phí dịch vụ như: dịch vụ lai, dắt tàu; dẫn tàu đi theo luồng sâu; kéo tàu vào cầu cảng; bốc xếp hàng hoá ở cảng biển (bao gồm dịch vụ bốc hàng, dịch vụ bốc container, xếp container vào tring tàu, dán tem, v.v.). Nguồn doanh thu chính sẽ đến từ xếp dỡ kho cảng, lưu trữ kho bãi, lai dắt tàu và xử lý hàng hoá.

· Thiết kế

Cảng Việt Nam phân tán nhất thế giới do chính sách phát triển nhiều cảng nhỏ với các chủ đầu tư khác nhau. Các cảng biển ở Việt Nam đang có chiều dài bến khoảng 600 mét (mỗi bến 300 mét). Đây là một bất cập rất lớn khi tình huống phát sinh có hai tàu dài 350 mét vào bến cùng lúc tại một cảng thì một tàu sẽ phải “nhường”, thả neo đợi ở ngoài bến, dù các cảng khác vẫn còn trống.

Bến cảng được thiết kế như hiện nay ảnh hướng rất lớn đến việc xử lý hàng hoá trung chuyển do không thể chuyên chở hiệu quả những container nhận hàng từ tàu gom sang tàu mẹ vì bến không đủ chiều dài cho cả hai tàu. Hoặc khi tàu gom và tàu mẹ nằm ở các cảng khác nhau, các cảng hiện chưa có đường nối trực tiếp hay được kết nối vằng các cầu cảng liên tục.

Những bất cập này cản trở việc nâng cấp các cảng lên tầm trung tâm trung chuyển.

· Vị trí địa lý


Miền Bắc: Có hai cảng nước sâu là Hải Phòng và Quảng Ninh. Thuận tiện cho việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá sang khu vực Tây Nam Trung Quốc.

Miền Trung: Miền Trung sở hữu đường bờ biển dài 1.200 km với 13 cảng biển (7 cảng loại I), tuy nhiên lại do sự phân bố giữa các vùng miền không đồng đều, nên công suất vẫn còn thừa, hoạt động cảng ở miền Trung phần lớn chỉ là bốc xếp hàng hoá.

Miền Nam: Sở hữu cảng Vũng Tàu và cảng Sài Gòn là cửa ngõ của miền Nam trong các hoạt động xuất nhập khẩu.

Các chỉ số tài chính quan trọng

Do cảng biển là ngành có tỷ lệ thâm dụng vốn và thâm dụng lao động cao, nên cảng chỉ số tài chính về chi phí xây diwnjg cơ sở hạ ầng và tiền lương nhân viên cần được tính toán, so sánh và phân tích kỹ.

· Tỷ suất lợi nhuận gộp = (Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ – Giá vốn hàng bán) / Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Lợi nhuận gộp (= Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ – Giá vốn hàng bán) là số tiền doanh nghiệp đã thu về sau khi trừ đi chi phí sản xuất.

Chi phí bán hàng bao gồm chi phí biển đổi và chi phí cố định liên quan trực tiếp đến việc bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ, chẳng hạn như: chi phí nguyên vật liệu, nhân công, lợi nhuận của nhà cung cấp, chi phí vận chuyển, v.v.

Ý nghĩaL Tỷ suất lợi nhuận gộp thể hiện mỗi đồng doanh thu thu về tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập. Tỷ lệ này nếu cao hơn doanh nghiệp trong ngành còn cho lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp khi có khả năng cung cấp dịch vụ với chi phí thấp.

Ví dụ: Một doanh nghiệp có các thông tin tài chính như sau:

Doanh thu thuần 20.000.000

Giá vốn hàng bán 15.000.000

Lợi nhuận gộp 5.000.000 (= 20.000.000 – 15.000.000)


Tỷ suất lợi nhuận gộp = 5.000.000/20.000.000 = 0.25 = 25%


Ý nghĩa: Cứ 1 đồng doanh thu của công ty có 0.25 đồng lợi nhuận gộp.

· Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng nguồn vốn = Nợ dài hạn / Tổng nguồn vốn

Ý nghĩa: Công ty đang trong quá trình mở rộng, xây dựng hay ổn định phát triển. Tỷ lệ này cao cho thấy công ty đang trong giai đoạn mở rộng hoặc xây dựng (vay nợ nhiều để đầu tư). Ngược lại, ở các doanh nghiệp đang trong giai đoạn ổn định phát triển thì tỷ lệ này rất thấp hoặc có thể bằng 0 (vay nợ rất ít hoặc không vay nợ)

· Tỷ lệ cổ tức

Ngành cảng biển có tỷ lệ chia cổ tức ở mức trung bình cao và ổn định hơn so với các ngành khác. Mỗi doanh nghiệp sẽ có mức chia cổ tức khác nhau phụ thuộc vào tình hình hoạt động và kế hoạch mở rộng của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đã đầu tư tài sản cố định và không có kế hoạch đầu tư trong tương lai, cũng như tự tin về việc kiểm soát tốt tình hình tài chính, doanh nghiệp đó có thể duy trì mức trả cổ tức cao, và ngược lại.

804 views0 comments

Recent Posts

See All

Comments


Alphabia banner 1 - KTGD - small size.jpg

Đăng ký ngay hôm nay

Alphabia banner 3 - size banner.jpg

TẠO TÀI KHOẢN NGAY HÔM NAY

ALPHABIA

Alphabia Vietnam

41 Đông Du, P. Bến Nghé, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh

  • mail_icon_128820
  • Facebook
  • LinkedIn
  • Twitter
  • YouTube

COPYRIGHT © 2021 BY ALPHABIA. ALL RIGHT RESERVED.

bottom of page