top of page

Ngành đường H2.2021: Triển vọng từ việc tăng giá bán lẻ đường neo ở mức cao



Sản lượng thế giới sụt giảm do ảnh hưởng của thời tiết, khiến giá đường neo ở mức cao:

- Niên vụ 2021-22: Sản lượng đường ở Trung Nam Brazil trong niên vụ 2021-2022 có khả năng giảm xuống 32,5 triệu tấn so với dự đoán trước đó là 34,1 triệu tấn do hạn hán và sương giá, theo nhà kinh doanh thực phẩm Czarnikow. Trong khi đó, sản lượng Thái Lan dự kiến sẽ giảm xuống dưới 100 triệu tấn do các nhà máy đường đang chào giá cao hơn trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt để mua cây trồng do tác động của thời tiết.

- Với việc Brazil chiếm khoảng 18% và Thái Lan khoảng 5% sản lượng đường toàn thế giới, việc giảm sản lượng đường của các quốc gia này sẽ tiếp tục gây nên nạn thiếu cung toàn cầu cho ngành đường, khiến cho giá đường thế giới vốn đã tăng từ 14.2 cent / pound trong T1/21 lên mức 17.7 cent / pound trong T7/21 (24.6%) và sẽ duy trì ở mức cao này trong giai đoạn tới.

Hình: Sản lượng đường theo quốc gia 2019

- Trong khi đó, tiêu thụ thế giới đang dần hồi phục, đặc biệt là nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới là TQ đã quay lại guồng sản xuất sau các đợt đại dịch cũng sẽ khẳng định giá đường thế giới neo ở mức cao trong ít nhất năm 2021 – 2022.

Hình: Giá đường tháng 7 / 2021, ICO


Các doanh nghiệp trong nước hưởng lợi từ giá đường tăng

Nhờ vào giá đường thế giới đang neo ở mức cao, giá đường trong nước cũng có mức tăng tương tự trong suốt giai đoạn 7 tháng năm 2021. Giá đường tinh luyện tăng từ khoảng 15.000vnd/kg trong T1/21 lên mức khoảng 18.000vnd/kg trong T7/21, tương đương với mức tăng khoảng 20% sẽ hỗ trợ cho các nhà sản xuất đường trong nước với doanh thu tốt hơn.


Tác động đường và nạn nhập khẩu vẫn còn hiện hữu

- Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy lượng đường nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm 2021 đã tăng so với cùng kỳ. Lượng đường nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm đạt 781.334 tấn với tổng giá trị 367,2 triệu USD là con số kỷ lục chưa từng có trong ngành đường Việt Nam. Dữ liệu này cho thấy hiện tượng bất thường trong nhập khẩu đường vào Việt Nam từ một số quốc gia ASEAN. Lượng đường nhập khẩu từ các quốc gia Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, Indonesia vào Việt Nam đã gia tăng mạnh so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2020.

- Thực chất đây là dấu hiệu rõ ràng của động thái lẩn tránh thuế chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC) tạm thời đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan, khi cả năm nước trên đều có nhập khẩu đường từ Thái Lan và bản chất lượng đường nhập khẩu vào Việt Nam từ 5 nước ASEAN nêu trên đều có liên quan xuất xứ từ Thái Lan. Toàn bộ số lượng đường trên đây chỉ chịu thuế 5% so với mức thuế lẽ ra phải đóng là 33,88% và 48,88% tùy theo loại đường”, VSSA nhận định.

Hình: Sản lượng nhập khẩu 6 tháng 2021 và cùng kỳ (Tổng cục hải quan, VSSA)



Recent Posts

See All
Alphabia banner 1 - KTGD - small size.jpg

Đăng ký ngay hôm nay

Alphabia banner 3 - size banner.jpg

TẠO TÀI KHOẢN NGAY HÔM NAY

ALPHABIA

bottom of page