Khi các nhà đầu tư chuyên nghiệp đánh giá các ngân hàng, họ phải đối mặt với các vấn đề chuyên biệt của ngành ngân hàng như cách đo lường nợ và nhu cầu tái đầu tư. Các ngân hàng sử dụng nợ như một nguyên liệu thô để nhào nặn nó thành các sản phẩm tài chính sinh lời khác, và đôi khi yếu tố cấu thành nợ trở nên không rõ ràng.
Các công ty tài chính cũng thường có chi phí vốn và khấu hao rất nhỏ, cộng với đó là không phải tất cả các tài khoản vốn lưu động thông thường đều được thể hiện. Vì những lý do này, các nhà phân tích tránh sử dụng các thước đo liên quan đến giá trị công ty và doanh nghiệp. Thay vào đó, họ tập trung vào các chỉ số vốn chủ sở hữu, chẳng hạn như tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E) và giá trên sổ sách (P/B). Các nhà phân tích cũng thực hiện phân tích tỷ số bằng cách tính toán các tỷ số chuyên biệt của ngân hàng để đánh giá ngân hàng.
Các chỉ số quan trọng để đánh giá ngành ngân hàng
Chỉ số hiệu suất
Chỉ số hiệu suất được tính bằng cách lấy chi phí của ngân hàng (không bao gồm chi phí lãi vay) chia cho tổng doanh thu. Chỉ số hiệu suất cho thấy cách một ngân hàng sử dụng tài sản của mình để tạo ra doanh thu tốt như thế nào. Chỉ số hiệu suất thấp là tín hiệu cho thấy một ngân hàng đang hoạt động tốt. Chỉ số hiệu suất ở mức 50% hoặc thấp hơn được coi là lý tưởng. Nếu chỉ số hiệu suất bắt đầu tăng lên, điều đó cho thấy chi phí của ngân hàng đang tăng so với doanh thu hoặc doanh thu của ngân hàng đang giảm so với chi phí.
Tỷ lệ cho vay khách hàng/tổng tài sản
Tỷ lệ này càng cao, thông thường ở mức 2/3 tổng tài sản thể hiện mức độ tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi của ngân hàng
Tỷ trọng phân bổ các khoản cho vay
Những khoản vay liên quan đến kinh doanh, có tài sản đảm bảo và nằm trong lĩnh vực sản xuất/dịch vụ/tiện ích sẽ ít rủi ro hơn các khoản vay tín chấp, bất động sản.
Tỷ trọng các khoản đầu tư chứng khoán trên tổng tài sản
Nhà đầu tư cần phải dè chừng những khoản đầu tư chứng khoán chiếm tỷ trọng cao bất thường (5-10% hoặc thậm chí cao hơn) trên tổng tài sản của ngân hàng.
Tỷ trọng thu nhập từ lãi và lợi nhuận từ dịch vụ khác
Những ngân hàng có tỷ trọng doanh thu lớn từ dịch vụ (bán chéo, ngoại hối, tư vấn, ngân hàng đầu tư, bảo lãnh L/C), từ 10% tổng lợi nhuận trở lên sẽ ít chịu rủi ro trực tiếp từ lãi suất và có khả năng gia tăng thu nhập tốt hơn
Comments