![](https://static.wixstatic.com/media/53e601_3aef2430028242e5a1d0c584e6de9dca~mv2.jpg/v1/fill/w_980,h_895,al_c,q_85,usm_0.66_1.00_0.01,enc_auto/53e601_3aef2430028242e5a1d0c584e6de9dca~mv2.jpg)
Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM)
Chỉ số tương quan giữa lãi thuần tín dụng (thu nhập lãi trừ toàn bộ chi phí liên quan) trên trung bình tài sản cho vay trong kỳ. Tỷ lệ này càng ổn định, ngân hàng càng có tiềm năng tăng trưởng tốt.
NIM hiện tại của các ngân hàng Việt Nam từ 2-4%, những ngân hàng đẩy mạnh cho vay tiêu dùng sẽ có mức NIM cao hơn.
Tỷ lệ an toàn vốn CAR
Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) nhận được nhiều sự quan tâm do Đạo luật cải cách Dodd-Frank yêu cầu các tổ chức tài chính lớn và quan trọng mang tính hệ thống phải trải qua các bài kiểm tra sức chịu đựng. Tỷ lệ vốn được tính bằng cách lấy vốn của ngân hàng chia cho tài sản rủi ro.
CAR = Vốn tự có/Tổng tài sản “Có” rủi ro
Vốn tự có = Vốn cấp 1 + vốn cấp 2
Vốn cấp 1 là thước đo nòng cốt về sức mạnh tài chính của một ngân hàng vì nó bao gồm vốn tự có, bao gồm chủ yếu là lợi nhuận giữ lại và cổ phiếu phổ thông. Nó cũng có thể bao gồm cổ phiếu ưu đãi không tích lũy, không được hoàn trả.
Vốn cấp 2 được chỉ định là vốn bổ sung và bao gồm các khoản mục như dự trữ định giá lại, dự trữ chưa công bố, công cụ lai giữa nợ và vốn, và nợ thứ cấp có kì hạn.
Yêu cầu tỉ lệ an toàn vốn của một ngân hàng được đặt ở mức 8% (ở Việt Nam là 9%). Trong đó, 6% phải được cung cấp bởi vốn cấp 1.
Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên vốn huy động
Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên vốn huy động (có thể hiểu là tỷ lệ cho vay trên tiền gửi) cho biết khả năng thanh khoản của ngân hàng; nếu tỷ lệ này quá cao, ngân hàng đối với rủi ro bị rút tiền hàng loạt, tức là ngân hàng có thể không có đủ tiền để đáp ứng nhu cầu rút tiền của lượng lớn khách hàng trong 1 thời điểm. Nếu tỷ lệ này quá thấp, nó có thể cho thấy rằng một ngân hàng đang không tận dụng được tiềm năng thu nhập của mình. Tỷ lệ này được xác định bằng cách so sánh tổng các khoản cho vay của một ngân hàng với tổng số tiền gửi của ngân hàng đó.
Tỷ lệ P/E và P/B
Tỷ lệ P/E được tính bằng giá thị trường của cổ phiếu chia cho thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS), trong khi tỷ lệ P/B được tính bằng giá thị trường chia cho giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu. Tỷ lệ P/E có xu hướng cao hơn đối với các ngân hàng có kỳ vọng tốc độ tăng trưởng cao, cổ tức cao và rủi ro thấp. Tương tự, hệ số P/B thường cao hơn đối với các ngân hàng có kỳ vọng tăng trưởng thu nhập cao, ít rủi ro, cổ tức và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao. Nếu mọi thứ ổn định, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có ảnh hưởng lớn nhất đến tỷ lệ P/B.
Các nhà phân tích phải xử lý số liệu từ các khoản dự phòng tổn thất khi so sánh các tỷ lệ trong toàn ngành ngân hàng. Các ngân hàng phải có các khoản dự phòng cho nợ khó đòi mà họ dự kiến sẽ xóa sổ (write-off). Tùy thuộc vào việc ngân hàng có thái độ thận trọng hay quyết liệt trong chính sách trích lập dự phòng tổn thất, tỷ lệ P/E và P/B sẽ có sự khác biệt giữa các ngân hàng. Các tổ chức tài chính thận trọng trong ước tính dự phòng tổn thất thường có tỷ lệ P/E và P/B cao hơn, và ngược lại..
Kết luận
Ngân hàng là một lĩnh vực khác biệt so với các tổ chức tài chính và tập đoàn khác với những tính chất riêng biệt, chẳng hạn như hoạt động kinh doanh cho vay và mức nợ. Do những đặc điểm cụ thể này, việc sử dụng các tỷ lệ tài chính nhất định giúp việc đánh giá một ngân hàng trở nên hiệu quả hơn đối với các nhà đầu tư và nhà phân tích tài chính.
Comments