top of page

Chỉ báo kỹ thuật



Chỉ báo kỹ thuật là gì?

Các chỉ báo kỹ thuật là các tín hiệu dựa trên mô hình hoặc kinh nghiệm. Chúng được tạo ra bởi giá, khối lượng và/hoặc số hợp đồng được mở của một chứng khoán.

Bằng cách phân tích dữ liệu lịch sử, các nhà phân tích kỹ thuật sử dụng các chỉ báo để dự đoán biến động giá trong tương lai. Ví dụ về các chỉ báo kỹ thuật phổ biến bao gồm Chỉ số Sức mạnh Tương đối (RSI), Chỉ số Dòng tiền (MFI), Stochastic Oscillator (chỉ số dao động ngẫu nhiên), trung bình động hội tụ phân kỳ (MACD) và dải Bollinger®.


Chỉ báo kỹ thuật hoạt động như thế nào

Phân tích kỹ thuật là một phương thức phân tích hoạt động giao dịch, được sử dụng để đánh giá các khoản đầu tư và xác định các cơ hội giao dịch bằng cách phân tích các xu hướng thống kê thu thập được từ hoạt động giao dịch, chẳng hạn như chuyển động giá và khối lượng. Không giống như phân tích cơ bản đánh giá giá trị nội tại của một chứng khoán dựa trên dữ liệu tài chính hoặc kinh tế, phân tích kỹ thuật tập trung vào các mẫu biến động giá, tín hiệu giao dịch và nhiều công cụ biểu đồ phân tích khác để đánh giá sức mạnh của chứng khoán.

Phân tích kỹ thuật có thể được áp dụng cho bất kỳ chứng khoán nào có dữ liệu giao dịch lịch sử. Tức là bao gồm cổ phiếu, hợp đồng tương lai, hàng hóa, thu nhập cố định, tiền tệ và các chứng khoán khác. Trên thực tế, phân tích kỹ thuật đặc biệt phổ biến trong thị trường hàng hóa và ngoại hối, nơi các nhà giao dịch tập trung vào các biến động giá ngắn hạn.

Các chỉ báo kỹ thuật tập trung vào dữ liệu giao dịch lịch sử, chẳng hạn như giá, khối lượng và số hợp đồng được mở, thay vì các yếu tố cơ bản của một doanh nghiệp. Các chỉ báo kỹ thuật thường được các nhà giao dịch tích cực sử dụng vì chúng được thiết kế để phân tích các biến động giá ngắn hạn, nhưng các nhà đầu tư dài hạn cũng có thể sử dụng các chỉ báo kỹ thuật để xác định các điểm vào và thoát lệnh.


Các loại chỉ báo

Có hai loại chỉ báo kỹ thuật cơ bản:

  1. Chỉ báo phủ (Overlays): Các chỉ báo kỹ thuật sử dụng cùng thang đo với giá và được vẽ trong cùng khoảng không với giá trên biểu đồ chứng khoán. Ví dụ như đường trung bình động, dải Bollinger® hoặc Fibonacci.

  2. Chỉ báo dao động (Oscillators): Thay vì được thể hiện trên biểu đồ giá, các chỉ báo kỹ thuật này có 2 mức tối thiểu và tối đa, và chúng giao động giữa 2 mức này. Chúng có thể được được vẽ trên cùng hoặc phía dưới so với biểu đồ giá. Ví dụ như chỉ báo dao động ngẫu nhiên, MACD hoặc RSI.

Các nhà giao dịch thường sử dụng song song một số chỉ báo kỹ thuật khác nhau khi phân tích một chứng khoán. Với hàng nghìn lựa chọn khác nhau, các nhà giao dịch phải chọn các chỉ báo phù hợp nhất với họ và tự làm quen với cách chúng hoạt động. Các nhà giao dịch cũng có thể kết hợp các chỉ báo kỹ thuật với các hình thức phân tích kỹ thuật chủ quan hơn, chẳng hạn như nhìn vào các mẫu biểu đồ, để đưa ra các ý tưởng giao dịch. Các chỉ báo kỹ thuật cũng có thể được kết hợp vào các hệ thống giao dịch tự động dựa trên bản chất định lượng của chúng.


22 views0 comments

Recent Posts

See All
Alphabia banner 1 - KTGD - small size.jpg

Đăng ký ngay hôm nay

Alphabia banner 3 - size banner.jpg

TẠO TÀI KHOẢN NGAY HÔM NAY

ALPHABIA

bottom of page