9 bước đơn giản để đánh giá các công ty bán lẻ Việt Nam (Phần 3)
- hdbao2201
- Jun 30, 2021
- 3 min read
Updated: Jul 12, 2021

Với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, các nhà đầu tư phần nào có cái nhìn tổng quan
về ngành bán lẻ. Bài cuối cùng của seri sẽ tập trung vào P/E, dòng tiền tự do và tỉ suất sinh lời.
7. Tính toán và so sánh tỷ lệ P/E với tỷ lệ tăng trưởng thu nhập kỳ vọng
Nhiều nhà đầu tư bị thu hút bởi cổ phiếu bán lẻ: Họ đại diện cho những cái tên quen thuộc mà ai cũng nhận ra và những câu chuyện thành công ai cũng biết. Ai mà không thích mua cổ phiếu Thế Giới Di Động hay PNJ trong những ngày đầu tiên mới niêm yết. Than ôi, dù tồn tại những câu chuyện thành công, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể sống sót khi đối mặt với những khắc nghiệt của ngành bán lẻ. Và dù mô hình bán lẻ có thành công cỡ nào, các nhà đầu tư cũng chỉ có thể có lợi nhuận nếu mua được với mức giá phù hợp.
Mặc dù có nhiều cách để định giá cổ phiếu, nhiều nhà phân tích hay sử dụng chỉ số P/E trong 12 tháng. Tuy nhiên, mặt hạn chế của chỉ số này là không thể theo kịp sự thay đổi nhanh chóng của ngành bán lẻ. Một doanh nghiệp bán lẻ có thể bị thất thế nhanh chóng chỉ sau 1 năm. Việc đánh giá doanh nghiệp dựa trên kết quả của năm ngoái có thể không chính xác. Chưa kể lợi nhuận của doanh nghiệp có thể bị bóp méo hoặc thổi phồng do yếu tố mùa vụ, một mùa lễ lạc thành công chẳng hạn.
Chính vì những hạn chế của tỷ lệ P/E, khi các nhà phân tích đánh giá các nhà bán lẻ, họ thường so sánh P/E với tỷ lệ tăng trưởng thu nhập dự kiến của công ty (PEG). Ví dụ một công ty được giao dịch ở mức P/E 20 và có tốc độ tăng trưởng 20% thì PEG của công ty này sẽ bằng 1. Trong khi một công ty khác có P/E bằng 10 nhưng tỷ lệ tăng trưởng chỉ bằng 5% thì PEG sẽ bằng 2. Công ty có PEG thấp hơn sẽ được xem là rẻ hơn và ngược lại.
Dù vậy muốn xác định chỉ số tăng trưởng của một doanh nghiệp bán lẻ không hề là điều dễ dàng. Chúng ta sẽ phải dựa vào nhiều yếu tố như tốc độ tăng trưởng của ngành, thị phần doanh nghiệp, khả năng nắm bắt thị hiếu khách hàng của doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh để tự đưa ra một mức độ tăng trưởng đáng tin cậy để đánh giá doanh nghiệp đang “đắt” hay “rẻ”
8. Dòng tiền tự do của doanh nghiệp
FCFF - dòng tiền tự do sẵn có của doanh nghiệp để thanh toán cho cổ đông và chủ nợ cũng là một trong các yếu tố cần xem xét khi phân tích cổ phiếu bán lẻ.
Việc mở rộng là thiết yếu nếu như doanh nghiệp muốn tăng trưởng. Nhưng muốn mở thêm cửa hàng thì doanh nghiệp phải tạo ra dòng tiền dương nếu không việc mở rộng chỉ giống như việc ném tiền của cổ đông qua cửa sổ và càng đẩy doanh nghiệp đến bờ vực phá sản vì không có tiền trả nợ.
Dòng tiền tự do cho doanh nghiệp được tính bằng công thức sau:
FCFF= EBIT (1-tax rate) + Khấu Hao - Capex - Thay đổi vốn điều lệ
9. Tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư (ROIC)
Tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư trên mỗi cửa hàng được xem là một chỉ tiêu nhanh để phân tích các chuỗi bán lẻ có đang mở rộng một cách hiệu quả hay không.
Ví dụ: một cửa hàng bán lẻ có vốn đầu tư xây dựng là 2 tỷ đồng, lợi nhuận mỗi năm là 1 tỷ thì ROIC của cửa hàng này 50%. Như vậy nếu hoạt động được 2 năm thì cửa hàng xem như hoàn vốn xây dựng. Nếu ROIC bằng 30% thì phải hơn 3 năm, cửa hàng mới hoàn vốn. Thông thường một nhà bán lẻ thành công thường kỳ vọng lấy lại vốn kể từ năm thứ hai hoặc ba. Nếu không có lẽ họ đang gặp vấn đề lớn trong việc mở rộng.
Kết luận
Để phân tích cổ phiếu bán lẻ, các nhà đầu tư cần phải biết các số liệu phổ biến nhất thường được sử dụng, cũng như các yếu tố kinh tế vĩ mô và vi mô của mỗi công ty có thể tác động đến giá cổ phiếu cơ bản. Xem xét nhiều chỉ số khác nhau có thể giúp các nhà đầu tư cảm nhận rõ hơn về cơ hội đầu tư tiềm năng mà một cổ phiếu bán lẻ có thể mang lại.
Comments