Tỷ lệ xâm nhập bảo hiểm (penetration rate) của đất nước
Tỷ lệ xâm nhập bảo hiểm thể hiện mức độ phát triển của ngành bảo hiểm tại và được tính bằng tỷ lệ giữa tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc trên GDP của quốc gia đó. Tỷ lệ xâm nhập của BHPNT có xu hướng cao hơn tại các nước phát triển và thấp hơn tại các nước đang phát triển. Nhóm nước có tỷ trọng dân số cao trong nhóm thu nhập trung bình sẽ có tiềm năng lớn hơn để gia tăng doanh thu từ phí bảo hiểm PNT, từ đó tăng tỷ lệ xâm nhập so với GDP. Tỷ lệ xâm nhập của Việt Nam hiện nay là khoảng 1.9, khá thấp so với các quốc gia trong khu vực, cho thấy tiềm năng lớn của ngành này tại Việt Nam.
Đường cong S-curve thể hiện độ co giãn giữa thu nhập với nhu cầu bảo hiểm thông qua tương quan giữa tỷ lệ xâm nhập BHPNT và GDP đầu người tại mỗi quốc gia. Nhu cầu bảo hiểm sẽ thấp nhất khi thu nhập rất thấp hoặc rất cao; ngược lại, sẽ cao nhất khi thu nhập ở mức trung bình. Các quốc gia có xu hướng di chuyển dọc theo đường S-curve theo thời gian, thể hiện sự biến động trong nhu cầu bảo hiểm từng thời kỳ.
![](https://static.wixstatic.com/media/53e601_382bec2caec64a6f834d81edd2b05226~mv2.png/v1/fill/w_519,h_282,al_c,q_85,enc_auto/53e601_382bec2caec64a6f834d81edd2b05226~mv2.png)
Hình. Việt Nam trong tương quan S-curve với thế giới
Lãi suất
Như đã nhắc ở trên, công ty bảo hiểm có lợi nhuận chính từ hoạt động đầu tư. Bảo hiểm là ngành có khẩu vị rủi ro thấp và phần lớn danh mục đầu tư của công ty bảo hiểm được dành cho các sản phẩm tài chính có thu nhập cố định (hợp đồng tiền gửi ngân hàng, trái phiếu…). Do vậy, một biến động của lãi suất có thể ảnh hưởng trực tiếp tới dự phóng kết quả kinh doanh của công ty bảo hiểm. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, do các khoản đầu tư thu nhập cố định của các công ty bảo hiểm thường là dài hạn (trên 1 năm) nên việc tăng/ giảm lãi suất trong ngắn hạn mà không hình thành xu thế sẽ không có ảnh hưởng nhiều tới lợi nhuận của các công ty bảo hiểm.
Comments