Bản đồ dòng vốn toàn cầu cho thấy dòng tiền đổ vào kênh cổ phiếu đang suy yếu. Kênh hút tiền nhất hiện tại là ETF bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp và USD. Trái phiếu chính phủ và nhóm hàng hóa nông nghiệp nằm ở vùng cải thiện. Trong khi nhóm hàng hóa năng lượng đang là kênh hút tiền kém nhất.
![](https://static.wixstatic.com/media/53e601_79eda3cfd40342098d50db7693cfe7e4~mv2.png/v1/fill/w_624,h_421,al_c,q_85,enc_auto/53e601_79eda3cfd40342098d50db7693cfe7e4~mv2.png)
Thị trường Việt Nam 20/7/2021
![](https://static.wixstatic.com/media/53e601_afb6650133634af68b2cbffc506c15f1~mv2.png/v1/fill/w_624,h_456,al_c,q_85,enc_auto/53e601_afb6650133634af68b2cbffc506c15f1~mv2.png)
Thị trường duy trì sắc đỏ trong phiên sáng và đầu phiên chiều nhưng mức giảm không lớn, sau đó hồi phục mạnh vào cuối phiên chiều với sắc xanh bao phủ ở tất cả các chỉ số nhờ vào sự tăng trưởng của các cổ phiếu trụ như HPG, VCB, VHM và GVR. Kết phiên, VNIndex tăng gần 30 điểm bù cho phiên trước đó giảm sâu 55 điểm. Tuy nhiên thanh khoản lại sụt giảm so với phiên trước khi giá trị giao dịch chỉ đạt gần 18k tỷ.
Các ngành đều có mức tăng trưởng mạnh, nổi bật là nhóm ngành nguyên vật liệu mà HPG dẫn đầu, kế đó là ngành hàng tiêu dùng và nhóm ngành tài chính cũng là trợ lực cho sự tăng trưởng của chỉ số trong phiên vừa qua.
Khối ngoại qua lại bán ròng sau 4 phiên mua ròng vừa qua với giá trị 363 tỷ, tập trung ở các cổ phiếu MSB, VIC, NVL và VRE. Ở chiều ngược lại thì STB, HPG và HSG vẫn duy trì đà mua ròng tốt của khối ngoại.
Ở nhóm tự doanh, khối tự doanh quay lại bán ròng gần 83 tỷ sau phiên mua ròng mạnh trước đó, tiếp tục bán ròng TCB, HPG và ETF VN30 trong phiên. Ngược lại thì VNM và VPB lại thu hút tự doanh mua ròng trong phiên.
Chiến lược thị trường 21/7/2021
Chỉ số VNIndex đã hồi phục trở lại từ trên vùng hỗ trợ 1.200 - 1.171 điểm và đóng cửa trên cột mốc 1.261 điểm vào cuối phiên và cho thấy chỉ số này vẫn còn khả năng đi lên trong vòng t+3 đến t+5 hướng đến vùng giá mục tiêu nằm tại 1.300 - 1.340 điểm. Mặc dù vậy, với thanh khoản sụt giảm thì đợt hồi phục sẽ không kéo dài lâu; để thực sự quay trở lại xu hướng tăng, chỉ số VNIndex cần vượt qua được kháng cự 1.340 điểm đi kèm với khối lượng giao dịch tăng lên vượt đường trung bình 50 ngày của khối lượng. Trong trường hợp ngược lại, chỉ số VNIndex không phá được mức kháng cự nói trên thì chỉ số này vẫn có khả năng xuất hiện một đợt giảm mạnh nữa trước khi kết thúc giai đoạn điều chỉnh.
![](https://static.wixstatic.com/media/53e601_73ddbd5d6517481ab6fa0012cdd9dabd~mv2.png/v1/fill/w_624,h_281,al_c,q_85,enc_auto/53e601_73ddbd5d6517481ab6fa0012cdd9dabd~mv2.png)
Dữ liệu phân tích kỹ thuật và định lượng của chúng tôi dựa trên các chỉ báo động lực và mức độ biến động của thị trường cùng nhiều chỉ báo cơ bản cho thấy sự sợ hãi của đám đông đã lên đến mức cao, mở ra cơ hội cho những nhà giao dịch đi ngược đám đông theo lý thuyết Contrary Opinion (CO), vốn rất thịnh hành trong phân tích kỹ thuật hiện đại trên thế giới nhưng chưa được biết đến nhiều tại Việt Nam.
Theo tính toán của chúng tôi dựa trên chỉ báo CO, khả năng thị trường giảm 10% hiện vào khoảng 18.98%, cao hơn so với phiên giao dịch trước ngày 20/07 cho thấy rủi ro đang tăng. Tuy nhiên mức độ rủi ro vẫn đang nằm ở vùng thấp cho thấy cơ hội mua và nắm giữ dài hạn. Ngoài ra, thanh khoản thị trường vẫn đang thấp, cho thấy dòng tiền vẫn còn đang nghi ngờ và do dự.
Bên cạnh đó, công cụ phân bổ dòng vốn Alphabia Market Timing của chúng tôi giảm tỷ lệ mua mới từ 50% xuống 33% hoặc nắm giữ cổ phiếu và đề xuất phân bổ dòng vốn vào các lớp tài sản với tỷ lệ 66.5% cổ phiếu và 33.5% tiền mặt.
![](https://static.wixstatic.com/media/53e601_235ee0da83bd47ceae37f9b352275e7a~mv2.png/v1/fill/w_602,h_208,al_c,q_85,enc_auto/53e601_235ee0da83bd47ceae37f9b352275e7a~mv2.png)
Kommentarer