![](https://static.wixstatic.com/media/11062b_921842df6ba749f6990e541308d39d9e~mv2.jpg/v1/fill/w_980,h_735,al_c,q_85,usm_0.66_1.00_0.01,enc_auto/11062b_921842df6ba749f6990e541308d39d9e~mv2.jpg)
Bản đồ tài sản thế giới cho thấy mặc dù chứng khoán vẫn nằm trong vùng dẫn dắt, momentum của tài sản này đã suy yếu. Thay vào đó USD mạnh lên và bước vào vùng dẫn dắt. Bất động sản hiện vẫn nằm trong vùng cải thiện. Hàng hóa và trái phiếu chính phủ đang trong vùng suy yếu. Trong khi đó, trái phiếu doanh nghiệp đang là kênh hút tiền kém nhất thị trường.
![](https://static.wixstatic.com/media/53e601_625a1b815e3f48889d1db25ca834e557~mv2.png/v1/fill/w_941,h_550,al_c,q_90,enc_auto/53e601_625a1b815e3f48889d1db25ca834e557~mv2.png)
Thị trường Việt Nam 22/2/2022
![](https://static.wixstatic.com/media/53e601_0350763c54b24b98a9cae4496b9854a5~mv2.png/v1/fill/w_980,h_760,al_c,q_90,usm_0.66_1.00_0.01,enc_auto/53e601_0350763c54b24b98a9cae4496b9854a5~mv2.png)
Phiên ngày 22/2, VnIndex giảm 7.37 điểm, tương đương -0.49%. Dù căng thẳng chính trị ảnh hưởng đến thị trường toàn cầu, VNIndex lại hồi phục khá tốt so với đầu phiên. Lực kéo điểm chủ yếu đến từ nhóm Vn30.
Các mã ngân hàng ảnh hưởng rất tích cực lên chỉ số với MBB (1.8), BID (1), TPB, CTG và STB cùng 0.2. Bên cạnh đó MWG và PLX cũng ảnh hưởng tốt (0.7 điểm). Mã ảnh hưởng tiêu cực nhất là VIC (-1.5), kế đến là MSN, DIG, VHM (cùng -0.8). VCB (-0.7).
Chỉ có 3 ngành có sắc xanh ngày hôm nay, trong đó ngành Năng lượng và Hàng tiêu dùng tăng khá mạnh (gần 3%), trong khi đó ngành Tài chính tăng nhe 0.14%.
Khối ngoại bán ròng nhẹ 108 tỷ. Các mã bất động sản vẫn được khối ngoại chú ý trong ngày hôm nay, như DXG được mua 79 tỷ, VHM (60 tỷ). GMD và HPG được mua xấp xỉ 50 tỷ, và KDH được mua ròng 28 tỷ. PLX là cổ phiếu bị bán ròng nhiều nhất (-64 tỷ), NVL, FRT bị bán gần như nhau (khoảng 30 tỷ). DGC và VCB cùng bị bán ròng với 23 tỷ.
Chiến lược thị trường 23/2/2022
Phiên giao dịch 22/2 chứng kiến sự trở lại nâng đỡ thị trường của nhóm VN30. Mặc dù vậy chúng tôi cho rằng vẫn đủ cơ sở để bắt đáy nhất là khi nguyên nhân thị trường điều chỉnh không hẳn do biến động chính trị mà do những biểu hiện yếu ớt thể hiện tâm lý chần chừ của nhà đầu tư với định giá hiện tại. Điều này chúng tôi đã đề cập trong bài viết ngày 21/2.
Bên cạnh đó chỉ báo thể hiện mức độ biến động trong 5% tăng lên trên 80% cho thấy khả năng điều chỉnh ngắn hạn vẫn còn
Kháng cự gần nhất của VNINdex nằm ở 1512 nếu vượt được kháng cự này, chỉ số sẽ tiến đến mục tiêu tiếp theo là 1537 và 1600. Hỗ trợ gần nhất là 1470.
Quan điểm của chúng tôi hiện tại là rủi ro ngắn hạn đã tăng lên do lo ngại lạm phát và việc tăng lãi suất trên toàn cầu. Chính vì vậy, nhà đầu tư nên chốt lời và chờ đợi điều chỉnh để mua lại.
![](https://static.wixstatic.com/media/53e601_5e02390a1ea442729c43203fc21124b7~mv2.png/v1/fill/w_941,h_548,al_c,q_90,enc_auto/53e601_5e02390a1ea442729c43203fc21124b7~mv2.png)
Comments