Chúng ta cùng tìm hiểu những thông tin quan trọng để giao dịch trên sàn GDCK ở Việt Nam.
Những thông tin này hữu ích cho những người mới tập làm quen với sàn GDCK.
1. Đơn vị giao dịch và yết giá
a. Đơn vị giao dịch:
· Đơn vị giao dịch (lô chẵn) đối với giao dịch khớp lệnh là 100 cổ phiếu/ chứng chỉ quỹ đóng/ chứng chỉ quỹ ETF/ chứng quyền
· Mỗi lệnh giao dịch lô chẵn không được vượt quá khối lượng tối đa là 500.000 cổ phiếu/chứng chỉ quỹ đóng/chứng chỉ quỹ ETF/chứng quyền (HOSE)
· Khối lượng giao dịch thỏa thuận: từ 20.000 (HOSE) / 5.000 (HNX) cổ phiếu/ chứng chỉ quỹ ETF/ chứng chỉ quỹ đóng/ chứng quyền trở lên; không quy định đơn vị giao dịch.
· Giao dịch lô lẻ (từ 1 đến 99 cổ phiếu/ chứng chỉ quỹ đóng/ chứng chỉ quỹ ETF/ chứng quyền) được thực hiện trực tiếp giữa nhà đầu tư với công ty chứng khoán.
b. Đơn vị yết giá:
![](https://static.wixstatic.com/media/53e601_f380e30592e248408f1d59a3ae7abe2e~mv2.png/v1/fill/w_671,h_568,al_c,q_90,enc_auto/53e601_f380e30592e248408f1d59a3ae7abe2e~mv2.png)
2. Giá tham chiếu và biên độ dao động giá
a. Giá tham chiếu:
· Giá tham chiếu của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ ETF là giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất trước đó (là mức giá khớp lệnh cuối cùng trong ngày giao dịch gần nhất trước đó).
· Việc xác định giá tham chiếu của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ ETF mới đăng ký giao dịch trong ngày giao dịch đầu tiên do tổ chức niêm yết, công ty quản lý quỹ và tổ chức tư vấn niêm yết (nếu có) đề xuất. Nếu trong 3 ngày giao dịch liên tục kể từ ngày giao dịch đầu tiên chưa xác định được mức giá để sử dụng làm giá tham chiếu cho ngày giao dịch kế tiếp, tổ chức niêm yết, công ty quản lý quỹ và tổ chức tư vấn niêm yết (nếu có) sẽ phải xác định lại giá tham chiếu.
· Trường hợp cổ phiếu, chứng chỉ quỹ ETF được hưởng cổ tức và /hoặc các quyền kèm theo, giá tham chiếu tại ngày giao dịch không hưởng quyền được xác định theo nguyên tắc lấy giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất điều chỉnh theo giá trị cổ tức được nhận hoặc giá trị các quyền kèm theo.
· Giá tham chiếu sẽ không bị điều chỉnh trong các trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu với giá phát hành cao hơn giá bình quân của ngày giao dịch liền trước ngày không hưởng quyền (sau khi đã điều chỉnh theo các quyền khác – nếu có).
· Trường hợp chứng khoán bị tạm ngừng giao dịch trên 25 phiên, khi được giao dịch trở lại, giá tham chiếu do HSX quyết định sau khi được UBCKNN chấp thuận.
· Với chứng khoán trên sàn Upcom: là bình quân gia quyền của các giá giao dịch lô chẵn thực hiện theo phương thức khớp lệnh liên tục của ngày có giao dịch khớp lệnh liên tục gần nhất trước đó.
b. Biên độ dao động giá:
i. Đối với cổ phiếu/ chứng chỉ quỹ đóng/ chứng chỉ quỹ ETF:
· Biên độ dao động giá của cổ phiếu/ chứng chỉ quỹ ETF trong ngày với chứng khoán niêm yết là ± 7% tại HOSE, ±10% tại HNX và ±15% tại Upcom (so với giá tham chiếu)
· Biên độ dao động giá là ± 20% tại HOSE, ±30% tại HNX, ±40% tại Upcom so với giá tham chiếu được áp dụng trong ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu/ chứng chỉ quỹ mới niêm yết hoặc ngày đầu tiên giao dịch trở lại đối với cổ phiếu bị tạm ngừng giao dịch trên 25 ngày giao dịch
· Giá trần / sàn:
o Giá trần = Giá tham chiếu x (100% + Biên độ dao động)
o Giá sàn = Giá tham chiếu x (100% - Biên độ dao động)
· Đối với cổ phiếu có mức giá trần/ sàn sau khi điều chỉnh biên độ dao động ± 10% nhưng giá trần/ sàn vẫn bằng mức giá tham chiếu sẽ điều chỉnh như sau:
o Giá trần điều chỉnh = Giá tham chiếu + một đơn vị yết giá
o Giá sàn điều chỉnh = Giá tham chiếu - một đơn vị yết giá
· Giá đóng cửa trong ngày giao dịch đầu tiên sau khi được giao dịch trở lại sẽ là giá tham chiếu cho ngày giao dịch kế tiếp (trừ trường hợp cổ phiếu có phát sinh quyền, ảnh hưởng đến giá của cổ phiếu). Biên độ dao động giá được áp dụng cho ngày giao dịch kế tiếp.
ii. Đối với chứng quyền (chứng quyền mua dựa trên chứng khoán cơ sở là cổ phiếu
· Giá trần = Giá tham chiếu chứng quyền + (Giá trần của cổ phiếu cơ sở - Giá tham chiếu của cổ phiếu cơ sở) x 1/tỷ lệ chuyển đổi
· Giá sàn = Giá tham chiếu chứng quyền - (Giá tham chiếu của cổ phiếu cơ sở - Giá sàn của cổ phiếu cơ sở) x 1/tỷ lệ chuyển đổi
· Trường hợp giá sàn của chứng quyền nhỏ hơn hoặc bằng không (0), giá sàn sẽ là đơn vị yết giá nhỏ nhất bằng 10 đồng
· Đối với chứng quyền mua dựa trên chứng khoán cơ sở là cổ phiếu, giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên được xác định như sau:
o Giá tham chiếu của chứng quyền mua = Giá phát hành của chứng quyền x (Giá tham chiếu của cổ phiếu cơ sở và ngày giao dịch đầu tiên của chứng quyền/Giá tham chiếu của cổ phiếu cơ sở tại ngày thông báo phát hành chứng quyền) x (Tỷ lệ chuyển đổi tại ngày thông báo phát hành chứng quyền/Tỷ lệ chuyển đổi tại ngày giao dịch đầu tiên).
· Đối với chứng quyền mua, giá tham chiếu ngày giao dịch đầu tiên sau khi bị tạm ngừng giao dịch trên 25 ngày giao dịch được xác định như sau:
o Giá tham chiếu của chứng quyền mua = Giá đóng cửa của chứng quyền mua và ngày giao dịch liền trước ngày tạm ngừng giao dịch x (Giá tham chiếu của cổ phiếu cơ sở vào ngày giao dịch đầu tiên của chứng quyền sau khi giao dịch trở lại/ Giá tham chiếu của cổ phiếu cơ sở tại ngày giao dịch liền trước ngày tạm ngừng giao dịch) x ( Tỷ lệ chuyển đổi tại ngày giao dịch liền trước ngày tạm ngừng giao dịch chứng quyền/ Tỷ lệ chuyển đổi tại ngày giao dịch đầu tiên của chứng quyền sau khi giao dịch trở lại).
3. Đặt lệnh giao dịch:
· Được phép đặt đồng thời cả lệnh mua và lệnh bán cùng một loại chứng khoán trong phiên khớp lệnh liên tục.
· Không được đặt các lệnh giao dịch vừa mua, vừa bán đồng thời cùng một loại chứng khoán trong cùng một đợt khớp lệnh định kỳ.
4. Hủy, sửa lệnh giao dịch khớp lệnh:
· Chỉ được hủy/sửa lệnh chưa khớp trong phiên khớp lệnh liên tục.
· Giữ nguyên thứ tự ưu tiên của lệnh vào sàn nếu chỉ sửa giảm khối lượng và sẽ thay đổi nếu sửa khối lượng hoặc giá.
· Thứ tự ưu tiên được tính kể từ khi lệnh sửa được nhập vào hệ thống đối với các trường hợp sửa tăng khối lượng và/ hoặc sửa giá.
5. Hủy, sửa lệnh giao dịch thỏa thuận:
· Chỉ được hủy/sửa lệnh nếu chưa được xác nhận/khớp.
Comments