Ghi nhận doanh thu và chi phí
Đối với các hợp đồng xây dựng, khi kết quả thực hiện có thể được ước tính một cách đáng tin cậy và được xác nhận bởi khách hàng, thì doanh thu và chi phí liên quan đến hợp đồng được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành được khách hành xác nhận. Đối với trường hợp kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng không thể được ước tính một cách đáng tin cậy, thì doanh thu chỉ được ghi nhận tương đương với chi phí của hợp đồng đã phát sinh mà việc hoàn trả là tương đối chắc chắn.
Bên cạnh đó, số tiền chênh lệch giữa tổng doanh thu luỹ kế của một hợp đồng xây dựng đã được ghi nhận đến thời điểm báo cáo và khoản tiền luỹ kế ghi trên hoá đơn thanh toán theo tiến độ đến cùng thời điểm được ghi nhận vào khoản phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng trên bảo cân đối kế toán.
Do đó, bên thực hiện định giá cần phải xem xét tỷ lệ phần trăm của phương pháp hoàn thành và tác động của nó đến định giá doanh nghiệp xây dựng. Phân tích tài chính và định giá một doanh nghiệp xây dựng cần phải cân nhắc đến doanh thu và chi phí ước tính của những hợp đồng chưa hoàn thành, cũng như doanh thu và chi phí ước tính của những khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu luỹ kế và khoản tiền luỹ kế trên hoá đơn thanh toán.
Doanh thu hợp đồng xây dựng trong BCTC riêng 2020 của Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng Hoà Bình
![](https://static.wixstatic.com/media/53e601_f36d2a4e428a40609436fd33f7018b61~mv2.png/v1/fill/w_509,h_214,al_c,q_85,enc_auto/53e601_f36d2a4e428a40609436fd33f7018b61~mv2.png)
Nguồn: HBCG
Backlog
Như đã nhắc đến ở trên, giá trị những hợp đồng xây dựng đang thực hiện có ảnh hưởng trọng yếu đến định giá các doanh nghiệp xây dựng. Theo đó, doanh thu và chi phí của những phần công việc chưa được ghi nhận/thực hiện có thể góp phần dự đoán lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai.
Phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho trong BCTC riêng 2020 của Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons
![](https://static.wixstatic.com/media/53e601_11d51d6542034a86bd5217110cca1306~mv2.png/v1/fill/w_624,h_253,al_c,q_85,enc_auto/53e601_11d51d6542034a86bd5217110cca1306~mv2.png)
![](https://static.wixstatic.com/media/53e601_65d60949de894ce8a9d4b9d9dd24d76b~mv2.png/v1/fill/w_624,h_201,al_c,q_85,enc_auto/53e601_65d60949de894ce8a9d4b9d9dd24d76b~mv2.png)
Tài sản cố định
Các công ty xây dựng thường thâm dụng tài sản. Ví dụ như một công ty xử lý nền móng sẽ cần một số lượng đáng kể máy móc và thiết bị hạng nặng để thực hiện công việc. Tuy nhiên, cũng có ngoại lệ với các tổng thầu xây dựng (do các công ty này thường thuê nhà thầu phụ để thực hiện công việc, do đó cần ít trang thiết bị hơn tuy nhiên lại yêu cầu cao về lao động có kinh nghiệm để quản lý công việc). Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xây dựng thường sở hữu các toà nhà hoặc đất đai để chứa trang thiết bị và máy móc. Do đó, tài sản cố định là một phần trọng yếu của nhiều doanh nghiệp xây dựng.
Một đặc điểm của các công ty thâm dụng tài sản là sử dụng đòn bẩy lớn, vay vốn để mua tài sản máy móc thiết bị. Do đó, phân tích cơ cấu nợ và hợp đồng nợ (nếu có) của những doanh nghiệp xây dựng là cần thiết khi định giá.
Chu kỳ kinh tế
Các doanh nghiệp xây dựng bị ảnh hưởng mạnh bởi chu kỳ kinh tế. Xây dựng dân dụng giảm mạnh khi kinh tế suy thoái, đặc bị là những doanh nghiệp nhỏ. Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến các doanh nghiệp xây dựng lớn có thể chậm trễ hơn, do các hợp đồng lớn thường kéo dài nhiều năm và các doanh nghiệp này vẫn ghi nhận doanh thu cao trong khi nền kinh tế đầy bất ổn. Tương tư, các doanh nghiệp xây dựng có thể gặp khó khăn, thậm chí không thể ghi nhận doanh thu mặc dù nền kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi. Do đó, cần phải cân nhắc yếu tố chu kỳ kinh tế khi định giá các doanh nghiệp xây dựng, tránh định giá quá cao các doanh nghiệp này trong giai đoạn kinh tế bùng nổ, cũng như định giá quá thấp các nhà thầu trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế.
![](https://static.wixstatic.com/media/53e601_70840c637faa43c58e24b0dc36f8f401~mv2.png/v1/fill/w_488,h_280,al_c,q_85,enc_auto/53e601_70840c637faa43c58e24b0dc36f8f401~mv2.png)
Nguồn: GSO
Comments